Các sự cố về giấy trong in offset.
1. Giấy bị nhăn, gợn sóng:
Giấy cong, gợn sóng hay nhăn nguyên nhân từ việc thay đổi độ ẩm.
Thường mép giấy bị cong, gợn sóng vì phần mép giấy hút hơi ẩm, phần bên trong không hút nên không bị.
Khi chuyển từ môi trường lạnh và khô sang môi trường nóng, hơi ẩm đọng lại ở các cạnh mép cây giấy, làm mép giấy gợn sóng.
Ngược lại chuyển từ môi trường ẩm sang môi trường khô mép giấy co lại do nhả hơi nước, lúc này phần giữa tờ giấy bị phồng lên. Giấy càng mỏng sự biến dạng càng nhanh và nhiều, nhưng bù lại giấy càng mỏng lại mau và dễ phục hồi dạng cũ. Giấy dày không thể phục hồi được.
Để khắc phục sự cố này, chỉ có một cách là khí hậu hoá kho bãi và phân xưởng. Lắp đặt các thiết bị để giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
2. Giấy bị cong theo chiều song song với trục ống:
Để tránh trường hợp giấy bị uốn cong phải cân bằng được tác động của hơi ẩm lên hai mặt giấy. Do tính chất hai mặt khác nhau (1 mặt láng, đã in một mặt…) Sự cân bằng bị phá vỡ. Giấy bị uốn cong do độ ẩm của không khí, do nước máng.
Sự cân bằng sẽ được xác lập khi in đồng thời hai mặt.
Giấy uốn cong ở mặt ngược lại với mặt in còn do lực kéo của nhíp khi tách giấy ra khỏi tấm cao su. Đối với giấy couche hoặc khi in nền nhiều ta thường gặp hiện tượng này.
Cách khắc phục:
– Để tấm cao su càng khô càng tốt.
– Canh áp lực in tối thiểu.
– Pha loãng mực để giảm độ dính.
3. Giấy cong theo chiều vuông góc với trục ống:
Điều này xảy ra đối với những tờ được cắt nằm ở tâm cuộn giấy, gần lõi.
Nếu gặp sự cố này ta phải bẻ giấy theo chiều ngược lại trước khi in.
4. Giấy nhiễm từ tinh:
Giấy bị nhiễm từ tinh vì bị tích điện, do giấy quá khô, khi hàm lượng nước tương đương với độ ẩm dưới 55%.
Giấy có từ tính bị dính cách tờ với nhau, in dễ bị 2,3 tờ hoặc giấy bị lôi nhau dẫn đến méo giấy khi xuống tay kê sẽ bị rối, so le.
Tờ in ra sẽ hít tờ dưới bàn dỗ sẽ không sửa giấy ngay ngắn được, khi dỗ sẽ làm ma sát với tờ dưới kết quả là mực in của tờ dưới sẽ dính vào mặt dưới của tờ trên.
Cách khắc phục hiện tượng từ tính:
Cách khắc phục tốt nhất là làm ẩm giấy in, nghĩa là treo giấy trong môi trường có độ ẩm 65%.
Có các thiết bị trung hòa tĩnh điện, nhưng nếu khử tĩnh điện ở bàn vào giấy thì giấy vẫn nhiễm lại khi cọ sát vào máy.
Cách xử lý thủ công hữu hiệu là dùng các sợi dây kim tuyến máng vào bàn giấy khoảng 2, 3 sợi cho các sợi này quét lên mặt giấy để khử tĩnh điện. Một đầu dây nối vào thành máy (tiếp đất).
6. Giấy bị xơ và bong tróc bề mặt:
Hiện tượng này do giấy bị mất tính bám dính bởi tác động của mực in và tấm cao su.
Hiện tượng này gây nên một số khó khăn, trước tiên chúng mài mòn bản in. Bám cao su làm nhiều chỗ không bắt mực, đóng dày làm móp cao su. Khi bám vào bản sẽ ngăn việc chà nước, bản bắt dơ. Chúng bám vào lô mực làm giảm tính bắt mực khiến bị nhũ tương trên lô mực. Cuối cùng đi vào máng nước, máng mực kết lại thành bùn.
Cách khắc phục là thường xuyên lau rửa cao su và bản in. Cách này mất thời gian giảm năng suất và ảnh hưởng chất lượng in.
Vài cách để hạn chế xơ giấy:
. Pha loãng mực để giảm độ dính.
. Giảm tối thiểu áp lực in.
. Giảm tốc độ máy.
. Ngừng máy, thường xuyên lau rửa cao su và bản in.
Nếu cần phải rửa luôn lô và máng mực.
Cách giải quyết tốt nhất vẫn là chọn loại giấy thích hợp đã được xử lý kỹ bề mặt.
Đối với hiện tượng bong tróc: lớp phủ bề mặt tờ giấy bị tróc ra từng miếng nhỏ, nhất là ở các vùng nền. Có thể do:
. Độ bám dính mực cao.
. Lớp phủ bề mặt giấy không bền.
. Nước máng quá nhiều.
Cách khắc phục:
– Mực quá dính, phá loãng mực. Cần chú ý mực loãng tăng khả năng bắt máng, khi đó tăng độ acid nước máng sẽ làm mực lâu khô.
Nếu giấy không bền, không nên cho nhớt vào mực sẽ làm mực lâu khô và giấy bị ố vàng
Nếu dư nước máng thợ in sẽ thấy ngay nên không bàn.
Tóm lại:
. Sử dụng tấm cao su còn tốt.
. Giảm tối thiểu áp lực in.
Nếu có thể không bố trí phần in aplat (nền) ở phần đuôi tờ in vì vị trí này dễ bong tróc nhất.
7. Đuôi giấy uốn cong:
Khi in những vùng nền kéo dài đến đuôi tờ giấy.
Khắc phục cần giảm sức hút của tấm cao su lên tờ in:
. Sử dụng lót cứng.
. Giảm tối thiểu áp lực in.
Giảm bớt mực để bớt lực bám dính.
Giảm lượng nước máng
Hiện tượng này không thể khắc phục hoàn toàn nên bẻ giấy ngược lại trước khi in.
8. Giấy nhăn:
Nếu độ ẩm của mép tờ in lớn hơn vùng giữa các mép sẽ bị giãn dài. Khi tờ in bị ép in các mép dài hơn sẽ nhân.
Khi vùng mép tờ in khô hơn ở giữa phần giữa bị phồng lên và nhăn khi ép in.
Giấy nhăn còn ở những nguyên nhân sau:
. Xén giấy không vuông góc. . Cạnh nhíp tờ in lồi lõm.
. Tấm cao su bị chùng.
. Áp lực in không cân, các ống không song song, áp lực nhíp ống không đều làm cho các vùng in trên tờ in chịu lực kéo khác nhau.
Muốn tránh hiện tượng nhăn giấy, giấy phải được khí hậu hoá, giấy được trữ trong kho có điều kiện khí hậu thích hợp. Độ ẩm giấy bằng độ ẩm môi trường khi in một màu, hoặc hơi cao hơn khi in nhiều màu.
Kích thước tờ giấy càng lớn việc phòng ngừa càng khó khăn hơn. Vì vậy nếu không in được khổ lớn, nên in khổ nhỏ nếu có thể.
Nguồn: Đỗ Anh Minh