Kỹ thuật cán màng là phương pháp phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp polyme, tùy theo mục đích sử dụng mà có hai loại màng để lựa chọn là cán màng bóng và cán màng mờ. Cán màng tăng thêm độ bền cho ấn phẩm. Giữ mực in không bị phai màu, không bị ố, màu sắc vẫn rõ nét, ấn phẩm có tính hiện đại và thẩm mỹ cao.
Tại sao phải cán màn cho sản phẩm ?
Cán màn cho sản phẩm được sử dụng cho rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ bao bì, nhãn hàng sản phẩm, tờ rơi, catalogue, hộp giấy,…Phù hợp để cán cho những sản phẩm đòi hỏi về chất lượng và thẩm mỹ. Đây là một trong những giai đoạn gia công sau in được In Thành Đạt lưu ý và cẩn trọng trong quy trình in ấn sản phẩm. Những sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe. Cán màng là thực hiện ép phủ 1 lớp màng mỏng lên sản phẩm. Cán màng tạo độ bóng hay độ mờ cho sản phẩm, giấy được cán màng sẽ đẹp hơn, độ bền lâu hơn, chống trầy xước. Thông thường có 2 cách thực hiện là cán màng nước và cán màng nhiệt.
Mục đích cán màng cho ấn phẩm
- Làm cho sản phẩm dày hơn;
- Tăng độ bóng, đẹp cho sản phẩm;
- Giữ cho sản phẩm được bền màu lâu dài hơn;
- Chống thấm nước;
- Tránh bụi bẩn cho sản phẩm.
Các loại màng nhiệt
Màng mờ là loại màng khi cán lên giấy có độ mịn ở bề mặt, trong suốt nhưng không bắt sáng và phản chiếu ánh sáng. Màng mờ tạo cho ấn phẩm vẽ đẹp trang trọng, thích hợp với các ấn phẩm bìa sách, catalogues, thiệp…Hình ảnh trên ấn phẩm sao khi cán màng mờ vẩn giữ được sự sắc nét, màu sắc có hơi sẫm hơn một chút. Tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng mấy tới chất lượng ấn phẩm.
Màng bóng là loại màng khi cán lên giấy có độ trơn láng, sáng bóng, bắt sáng tốt. Ẩn phẩm được cán màng bóng làm tăng thêm vẽ nổi bật, bắt mắt, thích hợp ứng dụng trong các dạng túi giấy, hộp giấy, nhãn decal….
Ưu điểm của cán màng nhiệt
- Màng cán lên giấy bám dính rất chắc chắn và phù hợp cho các đơn hàng xuất khẩu;
- Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe: Khi sử dụng, người dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi mùi keo độc hại và không gây ô nhiễm môi trường;
- Sản phẩm cũng sẽ không bị phồng rộp hay bị nổi bọt, những điểm sương nhỏ li ti trên bề mặt;
- Khi dùng khá dễ dàng, thao tác đơn giản;
- Có hiệu quả tiết kiệm chi phí khá tốt: Tiết kiệm tiền mua keo, tiết kiệm điện, tiết kiệm thời gian, công sức thực hiện;
- Sản phẩm được cán màng sẽ có thể sử dụng lâu dài mà không bị bong tróc màng. Bề mặt cũng rất phẳng đẹp, không bị ố vàng nên có thể đáp ứng được những tiêu chí khó khăn mà khách hàng đề ra;
- Khi cán phủ lên ấn phẩm, các nét in ấn trên đó chắc chắn không bị che phủ đi. Ngược lại màu sắc của chúng cũng đẹp hơn, rõ nét hơn, độ thẩm mỹ được cải thiện hơn rất nhiều. Bề mặt sản phẩm cũng mịn màng hơ.
Nếu kỹ thuật in thực sự tốt thì sau khi cán màng một thời gian dài sẽ không bị bung màng ra cũng như không bị xuất hiện các lỗi nhỏ như điểm sương, hạt bong bóng, nếp nhăn trên bề mặt sản phẩm.
Cán Bằng Nhiệt: Cán màng nhiệt là sử dụng cuộn màng BOPP đã có sẵn một lớp keo mỏng dính trên màng, khi được ép qua lô máy có nhiệt độ cao thì lớp keo sẽ nóng chảy và bám chắc vào bề mặt sản phẩm. Hoạt động này diễn ra nhờ có thiết bị là máy cán màng và nguyên liệu chính là cuộn màng nhiệt. Màng nhiệt thường dùng chính là loại BOPP có độ dày dao động từ 10 – 20 micromet. Lớp màng này đã có sẵn keo dính hoặc là đã qua xử lý bề mặt. Và chất liệu giúp kết dính giữa lớp màng này với ấn phẩn cần cán phủ chính là một lớp keo cán màng. Lớp keo này thường là keo gốc EVA. Và để làm cho lớp màng này bám dính lên bề mặt sản phẩm, sẽ cần dùng đến nhiệt độ và lực ép. Cán màng Nhiệt thì ngược lại với cán màng nước, khi ta bóc lớp màng trên sản phẩm đã cán màng thì phần chữ sẽ bị bóc (dính) theo lớp màng đó.
- Màng OPP mặt dưới có tráng 1 lớp keo EVA
- Mặt trên có xử lý Corona 35 – 45 dyln
- Nhiệt độ nhựa hoá từ 55 – 120 độ
- Màng bóng đạt độ bóng 2000dpi
- Màng mờ độ trung thực đạt 98-100%
- Màng có độ dày là : 24Micron và 27Micron ( Trong đó lớp keo chiếm 12Micron )
Ngoài ra các chủng loại màng khác đều có tráng 1 lớp keo EVA để cán bằng nhiệt như PET , PA , MCPP , PVC , LDPE , KOPP , Màng Heat seal label